Triển khai mô hình bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Hà Nhì tại Bát Xát

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa triển khai khảo sát xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống dân tộc Hà Nhì tại huyện Bát Xát nhằm phục vụ phát triển du lịch.

Đây là hoạt động trong Kế hoạch số 2353/KH-BVHTTDL, ngày 24/6/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống dân tộc Hà Nhì phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Lào Cai.

Bản người Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện Bát Xát.

Theo đó, việc tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống dân tộc Hà Nhì nhằm tạo nên phong trào văn hóa, văn nghệ vui tươi, lành mạnh, loại bỏ những hủ tục, tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước. Phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp dân tộc Hà Nhì ở huyện Bát Xát gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Được biết, từ ngày 25/6/2020, Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai triển khai khảo sát, đánh giá thực trạng các lễ hội truyền thống dân tộc Hà Nhì tại huyện Bát Xát để làm cơ sở lựa chọn địa điểm, xây dựng nội dung triển khai mô hình.

Sau khi tổ chức khảo sát, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ lập phương án hỗ trợ xây dựng mô hình về bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống dân tộc Hà Nhì tại huyện Bát Xát phù hợp với đời sống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương; gắn kết các hoạt động bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Hà Nhì với xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, du lịch ở địa phương. Đồng thời sẽ triển khai công tác hỗ trợ các nhạc cụ, đạo cụ, vật tư phục vụ xây dựng mô hình bảo tồn lễ hội truyền thống; tập huấn về phương pháp triển khai xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống trong xây dựng nông thôn mới; tổ chức lớp truyền dạy và thực hành các nghi thức, nghi lễ, trò chơi... trong lễ hội Khô Già Già dân tộc Hà Nhì…

Theo LCĐT (http://baolaocai.vn/du-lich/trien-khai-mo-hinh-bao-ton-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-ha-nhi-tai-bat-xat-z9n20200711094158364.htm)

Tin Liên Quan

Du khách bất ngờ trước tốc độ phục hồi của du lịch Sa Pa

Sa Pa, điểm đến du lịch nổi tiếng của miền Bắc, nhanh chóng “lấy đà” phục hồi sau bão nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa cộng đồng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương.

Khách du lịch đến Sa Pa tăng 33,2% so với kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2023

Trong 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 - 3/9), Lào Cai đón khoảng 196.500 lượt khách. Lượng khách du lịch đến các địa phương tăng nhẹ so với kỳ nghỉ 2/9/2023, riêng thị xã Sa Pa đón khoảng 122.770 lượt khách, tăng 33,2% so với kỳ nghỉ lễ 2/9/2023.

Lễ hội mùa Thu "Sa Pa - mùa vàng" 2024 hứa hẹn hàng loạt sự kiện hấp dẫn

Lễ hội mùa Thu Sa Pa 2024 không chỉ là dịp để du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đặc sắc của vùng cao mà còn là cơ hội để trải nghiệm những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực hấp dẫn.

Nên đi đâu tại Lào Cai trong kỳ nghỉ lễ này?

Kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh mùng 2/9 đúng vào dịp thời tiết Lào Cai thuận lợi. Dự kiến những ngày nghỉ trời có nắng, phù hợp để du khách trải nghiệm các hoạt động ngoài trời, tận hưởng không khí đón mùa thu. Những ngày này, các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn để thu hút...

Lần đầu tiên tỉnh Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế

Với chủ đề “Du lịch Lào Cai - kết nối khát vọng xanh”, Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2024 (Laocai International Travel Mart – LITM 2024) sẽ được tổ chức từ ngày 7/11 đến ngày 10/11/2024 tại khu vực Quảng trường Đinh Lễ (thành phố Lào Cai).

Hoa dơn thóc rực rỡ khoe sắc trên đỉnh Fansipan

Kéo dài tới hết 30/8, Lễ hội hoa dơn thóc 2024 đang thu hút đông đảo khách du lịch tới đỉnh Fansipan với biển hoa trải dài từ độ cao hơn 3.000 m và hàng loạt hoạt động vui chơi hấp dẫn, mang đậm sắc màu văn hóa Tây Bắc.