A Lù - huyền sử và đắm say

Dốc A Lù, mới chỉ nghe qua tên gọi thôi đã như một sự thách thức bởi đây là một xã vùng cao thuộc huyện Bát Xát (Lào Cai), nằm trên dải biên giới Việt - Trung, đường tới nơi đây xưa kia luôn là một trở ngại dành cho bất kỳ tay lái nào.
 
Con đường trải nhựa vào tới A Lù vừa mới hoàn thành gần một năm, nhờ vậy việc đi lại từ Ý Tý, Ngải Thầu hay từ Lũng Pô, A Mú Sung sang không còn gian nan như trước nữa. Giờ đây trên con đường chạy dọc con suối Lũng Pô, người ta chỉ thấy một vẻ đẹp đầy huyền sử của mảnh đất, con người miền Tây Bắc này.
 

Mang đặc trưng địa hình, địa mạo của huyện Bát Xát, xã A Lù nằm trên dải địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi chạy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, cũng bởi vậy mà nơi đây có được một vẻ đẹp khoáng đạt, đầy chất thơ. Những thửa ruộng bậc thang nối nhau trải dài vô tận, bao quanh là con suối Lũng Pô đang ngày đêm ầm ào tuôn chảy.
 

Cứ vào độ tháng 4 (âm lịch) là bắt đầu vào vụ cấy, khi nước đã được đổ vào đồng cũng là lúc những thửa ruộng bậc thang loang loáng nước của A Lù tiếp nối, chồng lấn lên nhau tạo thành tấm gương trời khổng lồ soi bóng nền trời xanh mịn của một mùa hè êm ả.
 

Rồi tới khi thu về, khi tiết trời đã lành lạnh, ở nơi có độ cao 1.000m so với mực nước biển này, một thảm lúa vàng óng ả dần hiện ra trong lớp sương trắng bạc tạo nên một vẻ đẹp phiêu bồng, say đắm. Một bức tranh A Lù đầy ngây ngất với màu vàng chủ đạo của lúa đương vào vụ gặt, xen lẫn đâu đó là chút xanh mướt của thửa ruộng nhà ai cấy muộn và chút tím ngai ngái của những thửa vừa mới gặt xong. Bởi vậy, không ít các tay săn ảnh tìm về A Lù để săn cho được những bức hình tâm đắc.
 

A Lù là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc: Mông, Dao, Hà Nhì, Phù Lá, sống rải rác trên các lưng núi, vì thế, nơi đây mang trong mình những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc vùng cao. Trong số các đặc trưng văn hóa ấy phải kể tới lễ Tết Nhảy của đồng bào người Dao, một phong tục ăn tết chung với nghi thức mời rước tổ tiên vô cùng độc đáo được chuẩn bị khá công phu bắt đầu từ ngày 15 tháng 12 âm lịch. Hay lễ hội Xuống đồng của người Hà Nhì, lễ Gầu Tào của người Mông.

Những mảng màu văn hóa xen lẫn những gam màu sống động của thiên nhiên tạo nên sức hấp dẫn cho một xã nhỏ bé vùng biên. Và với bất cứ ai đã một lần đến với A Lù cũng đều sẽ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp huyền sử, hoang dại và đắm say ấy./.
(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Khách du lịch đến Sa Pa tăng 33,2% so với kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2023

Trong 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 - 3/9), Lào Cai đón khoảng 196.500 lượt khách. Lượng khách du lịch đến các địa phương tăng nhẹ so với kỳ nghỉ 2/9/2023, riêng thị xã Sa Pa đón khoảng 122.770 lượt khách, tăng 33,2% so với kỳ nghỉ lễ 2/9/2023.

Lễ hội mùa Thu "Sa Pa - mùa vàng" 2024 hứa hẹn hàng loạt sự kiện hấp dẫn

Lễ hội mùa Thu Sa Pa 2024 không chỉ là dịp để du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đặc sắc của vùng cao mà còn là cơ hội để trải nghiệm những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực hấp dẫn.

Nên đi đâu tại Lào Cai trong kỳ nghỉ lễ này?

Kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh mùng 2/9 đúng vào dịp thời tiết Lào Cai thuận lợi. Dự kiến những ngày nghỉ trời có nắng, phù hợp để du khách trải nghiệm các hoạt động ngoài trời, tận hưởng không khí đón mùa thu. Những ngày này, các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn để thu hút...

Lần đầu tiên tỉnh Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế

Với chủ đề “Du lịch Lào Cai - kết nối khát vọng xanh”, Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2024 (Laocai International Travel Mart – LITM 2024) sẽ được tổ chức từ ngày 7/11 đến ngày 10/11/2024 tại khu vực Quảng trường Đinh Lễ (thành phố Lào Cai).

Hoa dơn thóc rực rỡ khoe sắc trên đỉnh Fansipan

Kéo dài tới hết 30/8, Lễ hội hoa dơn thóc 2024 đang thu hút đông đảo khách du lịch tới đỉnh Fansipan với biển hoa trải dài từ độ cao hơn 3.000 m và hàng loạt hoạt động vui chơi hấp dẫn, mang đậm sắc màu văn hóa Tây Bắc.

Đi tàu hỏa - trải nghiệm thú vị cho du khách đến Lào Cai