Mạch thiêng từ xa xưa - phép mầu thời hiện đại

Mạch thiêng ấy làm nên thiêng liêng hai tiếng “Tổ quốc”, làm nên gắn kết hai tiếng “đồng bào”. Lũ lụt ập đến, hay dịch bệnh phát sinh gây họa, thì cả làng, cả vùng sát cánh nhau chống lụt, phòng dịch. Giặc đến, thì từ xa xưa thời Văn Lang - Âu Lạc, nghe tiếng trống đồng dồn dập, mọi làng xã cùng đứng lên giáo mác, cung tên chống giặc. Thì khi Hai Bà Trưng ra lời kêu gọi, cả nước vùng lên đánh đuổi quân đô hộ nhà Hán, lấy lại nền độc lập…
Mạch thiêng từ xa xưa - phép mầu thời hiện đại

 

Trải hàng nghìn năm cộng đồng dân tộc Việt Nam ta đời nối đời thờ cúng các Vua Hùng như những bậc Tiên Tổ sinh ra dòng giống Việt, văn hóa Việt, những vị vua khai sáng cương vực, lập nhà nước đầu tiên cho cộng đồng Việt cổ. Nay thì Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, đã được UNESCO, vào ngày 6-12-2012, công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Mạch thiêng tâm linh từ ấy đã bao đời nay chảy trong dòng máu mỗi người dân Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước và làm ăn, sinh sống ở bốn phương trời. Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10-3 âm lịch, hơn 90 triệu con tim người Việt lại hướng về mây núi Hy Cương bái vọng anh linh Tiên Tổ.

Mạch thiêng ấy là nguồn sức mạnh vô bờ bến mà nhờ nó, một dân tộc nhỏ bé ban đầu dưới một triệu dân, đã có thể vượt qua trùng trùng nguy nan - những triền miên hiểm họa thiên nhiên và giặc xâm lăng, để trường tồn và phát triển trong độc lập và tự chủ trải hàng nghìn năm tới nay và mãi mãi.

Mạch thiêng ấy chảy trong tâm thức dân ta mà làm nên truyền thống lâu đời “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Tỏ lộ ra trong đời sống thường nhật thành nếp hành xử đền ơn đáp nghĩa lúc sinh thời với các bậc sinh thành, các anh hùng, nghĩa sĩ, các vị có công với làng, với nước từ xa xưa đến thời hiện đại và lập đền thờ, bàn thờ để thờ phụng khi các ân nhân ấy qua đời. Đỉnh Hy Cương thành núi thiêng, nơi muộn nhất là vào triều Lê (thế kỷ 15) đã xây Đền Hùng là làm Lễ tế ở cấp quốc gia. Nay Khu di tích Đền Hùng thêm hoành tráng và đã nguy nga thêm đền mới thờ Mẹ Âu Cơ và các Vua Hùng. Trên cả nước, thì Lễ giỗ Tổ diễn ra cùng ngày 10-3 âm lịch hằng năm trên 1.417 đền miếu thờ Hùng Vương và các nhân vật thời dựng nước.

Mạch thiêng ấy làm nên thiêng liêng hai tiếng “Tổ quốc”, làm nên gắn kết hai tiếng “đồng bào”. Lũ lụt ập đến, hay dịch bệnh phát sinh gây họa, thì cả làng, cả vùng sát cánh nhau chống lụt, phòng dịch. Giặc đến, thì từ xa xưa, nghe tiếng trống đồng dồn dập, mọi làng xã cùng đứng lên với giáo mác, cung tên trong tay chống giặc. Thì khi Hai Bà Trưng vào đầu Công nguyên ra lời kêu gọi, cả nước vùng lên đánh đuổi quân đô hộ nhà Hán, lấy lại nền độc lập. Thời hiện đại thì một lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào lúc nền độc lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn non trẻ bị đe dọa mất còn, tháng 12-1946: “Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên…” là cả nước nhất tề kiên cường đứng lên hai lần kháng chiến chống lại những kẻ thù hung bạo nhất thế giới đến thắng lợi cuối cùng.

Ngày nay, đất nước bước vào kỷ nguyên công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong hội nhập quốc tế, mà giờ đây là cơ hội 4.0, đi liền với nhiều thách thức và cả hiểm nguy bởi biến động khí hậu toàn cầu, bởi dịch bệnh chưa từng có - những SARS năm 2003, nay đang gian lao chống dịch Covid-19, lây lan nhanh gây thảm họa toàn cầu, thì những tiếng gọi thiêng liêng “Tổ quốc”, “đồng bào” là ngọn lửa giục giã toàn dân chung sức, đồng lòng vượt qua gian nguy, thắng dịch như thắng giặc, yên bình rồi thì dốc sức đổi mới và sáng tạo không mệt mỏi hưng thịnh quốc gia.

Các phẩm chất ưu việt của dân tộc chúng ta nẩy nở từ thưở Hùng Vương, hun đúc trong mồ hôi, nước mắt và máu thắm trải những nghìn năm đầy bão lũ và máu lửa chiến tranh giữ nước, là yêu nước, thương nòi, ngoan cường, bất khuất, sẻ chia và cố kết cộng đồng, bền bỉ vô hạn độ và nhạy bén sáng tạo không mệt mỏi… là cả một kho báu vô cùng tận, và đến lượt nó cũng có tính thiêng.

Đó là nguồn lực toàn dân, nguồn lực của mọi nguồn lực, cần được đánh thức cho trỗi dậy, cho dạt dào tuôn chảy. Đó là phép mầu, khởi từ mạch thiêng Tiên Tổ Hùng Vương, để chúng ta giữ vững chủ quyền, đưa đất nước từng bước đến đỉnh cao dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xứng đáng là cháu con dòng giống Lạc Hồng.

Theo Thế Văn/nhandan.com.vn (https://nhandan.com.vn/chinhtri/cung-suy-ngam/item/43897902-mach-thieng-tu-xa-xua-phep-mau-thoi-hien-dai.html)

Tin Liên Quan

Đại sứ Orlando Nicolas Hernandez Guillen: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đánh dấu một thời khắc quan trọng với ý nghĩa lịch sử.

Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Ngày 19/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Phiên họp cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ từ 22-24/9.

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...