Nô nức lễ hội Xuân tại các địa phương

Lễ hội đầu Xuân năm mới đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân ở vùng cao Lào Cai mỗi dịp tết đến, xuân về.

*Vùng cao Pha Long vui hội Gầu Tào

Ngày 28/1 ( tức ngày mồng 4 Tết Canh Tý), đồng bào vùng cao Pha Long (Mường Khương) tụ hội về khu vực trung tâm x tham gia Lễ hội Gầu Tào.

Tham dự có đồng chí Hà Thị Nga, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.

Hàng nghìn người dân tham gia vui hội.
Đồng chí Hà Thị Nga hỏi thăm và chúc tết bà con, học sinh Pha Long.

Địa điểm khai hội Gầu Tào là một quả đồi thấp, có đỉnh bằng phẳng, chính giữa được bố trí sân khấu lớn, thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao. Đặc biệt, bao quanh sân khấu là những khu đồi thoai thoải, đứng từ xa phóng tầm mắt, bà con hay khách du lịch có thể quan sát được tất cả các tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian giữa không gian núi rừng tràn ngập sắc xuân.

Linh hồn chính của lễ hội chính là cây nêu.

Ở phần lễ, các thầy chủ lễ tế thắp hương và cúng xung quanh cây nêu, cầu xin thần linh phù hộ cho năm mới mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu chúc cho mọi người, mọi nhà yên vui, khỏe mạnh.

Đây là dịp để các em nhỏ, thiếu nữ được xúng xính váy hoa.
Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức.

Phần hội thu hút rất đông người dân tham gia với các trò chơi dân gian như: Ném còn, đu quay, múa sinh tiền… Ngoài ra, lễ hội thu hút hàng rất nhiều gian hàng ẩm thực với các món ăn đặc sản của Mường Khương như: Phở chua, thắng cố ngựa... thu hút đông du khách đến thưởng thức.

Lễ hội diễn ra từ nay đến hết ngày mồng 6 tháng Giêng.

* Nô nức hội Gầu Tào ở Bắc Hà

Sáng 28/1 (tức mùng 4 Tết Canh Tý), tại thôn Ngài Ma, UBND xã Thải Giàng Phố(Bắc Hà) tổ chức khai hội Gầu Tào cầu một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ hội Gầu Tào huyện Bắc Hà được tổ chức tại thôn Ngài Ma.

Kể từ sau khi được khôi phục, Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 là năm thứ 12 lễ hội Gầu Tào Bắc Hà được tổ chức. Đây là lễ hội lớn, tiêu biểu của người Mông với mục đích cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ, ban cho gia đình sức khỏe, thịnh vượng, cầu phúc, cầu lộc, mùa màng bội thu, chăn nuôi thuận lợi. Đây cũng là dịp để người dân bản làng tụ họp mừng năm mới, sau đó sẽ bắt tay vào lao động sản xuất.

Các thiếu nữ Mông múa sênh tiền.

Ở phần lễ, thầy mo và các già làng, trưởng bản có uy tín sẽ làm lễ cúng mời tổ tiên về dự hội, cầu cho năm mới mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt, cuộc sống của đồng bào ấm no, hạnh phúc. Phần hội với các hoạt động văn hóa – văn nghệ dân gian, thể thao dân tộc diễn ra tưng bừng, sôi nổi như: Hội thi hát, hội thi múa, thổi sáo, kèn môi…

Lễ hội Gầu Tào ở Bắc Hà không chỉ tạo ra sân chơi lành mạnh, vui tươi cho người dân vào dịp Tết cổ truyền mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương tới tham quan, tìm hiểu những nét đẹp văn hóa truyền thống, góp phần quảng bá hình ảnh đất và người vùng cao Bắc Hà, thúc đẩy du lịch phát triển.

*Đồng bào Mông huyện Si Ma Cai vui hội Gầu Tào 2020

Trong 2 ngày (từ 27 - 28/1, tức ngày mồng 3 – 4 Tết Nguyên đán Canh Tý), tại xã Sín Chéng, UBND huyện Si Ma Cai tưng bừng tổ chức Lễ hội Gầu Tào năm 2020.

Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

Phần lễ được thực hiện theo đúng các nghi lễ truyền thống. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc vùng cao.

Tại Lễ hội Gầu Tào Xuân Canh Tý, không khí lễ hội diễn ra vui tươi, nhộp nhịp, người dân, du khách trong và huyện về tham gia lễ hội, tụ hợp nhiều bản sắc văn hóa của các dân tộc khác nhau, gặp nhau giao lưu văn hóa, kết duyên.

Chủ lễ làm lễ cầu phúc, cầu bình an cho người dân.

Lễ hội Gầu Tào là một nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Mông ở Si Ma Cai trong những ngày đầu Xuân năm mới, là nơi để thể hiện nhu cầu tâm linh, tinh thần thông qua các hoạt động tại lễ hội.

Múa Sênh tiền, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Mông.
Phần hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, các trò chơi dân gian.
Đông đảo người dân tham gia ném còn tại lễ hội.
Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Du khách bất ngờ trước tốc độ phục hồi của du lịch Sa Pa

Sa Pa, điểm đến du lịch nổi tiếng của miền Bắc, nhanh chóng “lấy đà” phục hồi sau bão nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa cộng đồng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương.

Khách du lịch đến Sa Pa tăng 33,2% so với kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2023

Trong 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 - 3/9), Lào Cai đón khoảng 196.500 lượt khách. Lượng khách du lịch đến các địa phương tăng nhẹ so với kỳ nghỉ 2/9/2023, riêng thị xã Sa Pa đón khoảng 122.770 lượt khách, tăng 33,2% so với kỳ nghỉ lễ 2/9/2023.

Lễ hội mùa Thu "Sa Pa - mùa vàng" 2024 hứa hẹn hàng loạt sự kiện hấp dẫn

Lễ hội mùa Thu Sa Pa 2024 không chỉ là dịp để du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đặc sắc của vùng cao mà còn là cơ hội để trải nghiệm những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực hấp dẫn.

Nên đi đâu tại Lào Cai trong kỳ nghỉ lễ này?

Kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh mùng 2/9 đúng vào dịp thời tiết Lào Cai thuận lợi. Dự kiến những ngày nghỉ trời có nắng, phù hợp để du khách trải nghiệm các hoạt động ngoài trời, tận hưởng không khí đón mùa thu. Những ngày này, các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn để thu hút...

Lần đầu tiên tỉnh Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế

Với chủ đề “Du lịch Lào Cai - kết nối khát vọng xanh”, Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2024 (Laocai International Travel Mart – LITM 2024) sẽ được tổ chức từ ngày 7/11 đến ngày 10/11/2024 tại khu vực Quảng trường Đinh Lễ (thành phố Lào Cai).

Hoa dơn thóc rực rỡ khoe sắc trên đỉnh Fansipan

Kéo dài tới hết 30/8, Lễ hội hoa dơn thóc 2024 đang thu hút đông đảo khách du lịch tới đỉnh Fansipan với biển hoa trải dài từ độ cao hơn 3.000 m và hàng loạt hoạt động vui chơi hấp dẫn, mang đậm sắc màu văn hóa Tây Bắc.